Tại Trung Quốc Thịt_bẩn

Trung Quốc từng có hơn 50 tấn thịt cừu giả chứa chất phụ gia gây ung thư đã bị phát hiện tại một nhà máy ở đông bắc Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm. Toàn bộ số sản phẩm trên được tái chế từ thịt vịt ôi, mỡ cừu cùng nhiều chất phụ gia khác. Trong các sản phẩm nhiễm độc là 8,69g trên 1 kg, vượt xa tiêu chuẩn quốc gia về thịt tươi và thịt đông lạnh. Thực tế, chỉ cần 3g sodium nitrite là đủ để khiến một người trưởng thành thiệt mạng.[9][10][11]

Xác một con heo đã thối rữa

Vào năm 2013, ở Trung Quốc có sự kiện gần 6.000 xác heo thối đang có nguy cơ gây ô nhiễm nặng sông Hoàng PhốThượng Hải[12] Bên cạnh việc bê bối thực phẩm tại Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc còn tuồn, đẩy sang nước láng giềng Việt Nam hàng loạt những sản phẩm thịt thối thông qua sự đồng lõa của những đầu nậu và người dân Việt Nam. Công tác quản lý thịt của các cơ quan chức trách Việt Nam gặp nhiều khó khăn do việc triển khai kiểm tra thực phẩm nông lâm sản nhập khẩu, kiểm soát nội tạng nhập khẩu, hàng nhập lậu gà thải loại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với hàng hóa nhập theo diện tiểu ngạch và nhập lậu. Có đến 70% thịt bẩn tuồn vào Việt Nam là do các đầu nậu nhập lậu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn[13]

Nhiều mặt hàng thực phẩm đã chế biến hoặc còn tươi sống từ Trung Quốc như xúc xích, chả cá, nội tạng heo (nầm lợn), cá tầm, gà cay, khô hổ, bim bim… đang nhập lậu qua biên giới Lào Cai để tuồn vào nội địa Việt Nam tiêu thụ, dân buôn lậu người Việt Nam tiếp tay thực hiện rất tinh vi bằng cách cho vào rọ thả xuống sông rồi dùng thuyền kéo qua biên giới.[14] hàng nhập khẩu bị tráo đổi, làm mất an toàn hoặc bị bơm thêm thuốc bảo quản. Trong năm 2012, lực lượng chức năng ở Việt Nam đã tiêu hủy hơn 16.000 tấn thủy sản, thịt đông lạnh nhập lậu....[14]

Một số vụ việc (theo theo kg thịt bẩn) gồm:

  • Vụ các cơ quan liên ngành ở Lạng Sơn và các tỉnh biên giới bắt được gần 95 tấn nầm heo thối từ Trung Quốc và một vụ kế tiếp với hơn 650 kg nầm lợn thối có nguồn gốc từ Trung Quốc.[15]
  • Vụ các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh cũng đã bắt giữ 1,3 tấn gà thải loại và 18.000 con giống nhập lậu từ Trung Quốc.[2]
  • Vụ 1,2 tấn nầm lợn (nội tạng lợn) bẩn từ biên giới Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam, trước đó là chuyến 300 kg nầm lợn bẩn đã bị thu giữ[16]
  • Vụ ô tô chở 700 kg nầm lợn thối được nhập lậu từ Trung Quốc, ngâm tẩm hoá chất, mang về chế biến thành đặc sản,[17]
  • Vụ ô tô chở 130 kg xúc xích đã chảy nước, bốc mùi hôi thối từ Trung Quốc vào Việt Nam và tiếp đến là lô hàng gồm 70 kg xúc xích, gần 100 kg chả cá, hàng trăm gói gà cay, hàng chục kg chim cút mổ sẵn từ Trung Quốc vào Việt Nam[14]

Sau khi Trung Quốc hạn chế các mặt hàng thịt và phụ phẩm gia súc, gia cầm như chân trâu, bò, nội tạng động vật các loại…tạm nhập vào Việt Nam để chờ tái xuất sang nước này, hàng nghìn tấn phụ phẩm động vật và gia cầm tìm cách len vào thị trường Việt Nam. Cơ quan phát hiện gần 11 tấn thịt bò nhập khẩu và gần một tấn thịt cừu nhập khẩu vận chuyển vào Việt Nam, Những phụ phẩm đó, do không tái xuất đi Trung Quốc được nên nhiều chủ hàng buộc phải xé lẻ hàng ra để tuồn vào tiêu thụ nội địa.[18]

Năm 2013, xảy ra vụ hơn 900 người vừa bị bắt giữ ở Trung Quốc do bán thịt giả hoặc thịt bẩn trong vòng ba tháng, người ta đã phát hiện ra gần 400 trường hợp và thu giữ hơn 20.000 tấn thịt giả. Trong đó có một trường hợp giả thịt cừu từ thịt cáo, thịt chồn và thịt chuột, rồi thêm chất hóa học, ngoài ra còn vụ dùng chất hydrogen peroxide để tẩy trắng chân gà và bơm nước vào thịt để tăng trọng lượng.[19]

Năm 2014, xảy ra vụ vụ bê bối nguyên liệu thịt bẩn nhập từ nhà cung cấp ở Trung Quốc của chuỗi cửa hàng McDonald’s khi phát hiện nhân viên dùng thịt hết hạn và lấy thịt dưới sàn nhà để trộn lẫn. Các công nhân tại một nhà máy đã trộn thịt hết hạn lẫn với thịt tươi để bán. Người ta đã chứng kiến cảnh các công nhân dùng thịt đã hết hạn để đóng gói và điều kiện sản xuất rất mất vệ sinh, họ còn trộn chả thịt bò không sử dụng với thịt bò sống để làm ra những viên thịt mới, dùng thịt hết hạn hơn nửa năm để sản xuất, cũng như trộn thịt gà và thịt bò hết hạn sử dụng với thịt mới, rồi nhặt thịt vương vãi trên sàn nhà ném thẳng lên các dây chuyền sản xuất, các phần thịt gà thải loại sau đó cũng được đem thu gom và đem vào trộn với thịt gà sống. Những sản phẩm này được cung cấp cho một chuỗi thức ăn nhanh như McDonald, KFC, Pizza Hut, Starbucks, Burger King, 7-Eleven, Papa John Pizza. McDonald Hồng Kông đã dừng bán một số mặt hàng khác sau khi thừa nhận đã nhập thực phẩm từ Trung Quốc vừa bị phát hiện sử dụng thịt hết hạn và không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, đồng thời chuỗi cửa hàng ở Nhật Bản cũng phát hiện khoảng 1/5 nguyên liệu sản phẩm Chicken McNuggets là từ nhà cung cấp Thượng Hải[20][21][22][23][24][25][26][27][28][29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thịt_bẩn http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/11/nhap-kh... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/03/van-chuyen-... http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/phan-phoi-t... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/thi... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/gan-6-t... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/nha-han... http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/ong-tru... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/05/1305... http://afamily.vn/doi-song/trung-quoc-bat-giu-nhom... http://www.anninhthudo.vn/Su-kien/Hang-McDonald-do...